31/3/11

Tuần hành ủng hộ những người nước ngoài trồng rừng và chống buôn người trong những cánh rừng nước Séc

Hôm qua, ngày 27 tháng 3, Tổ chức Sáng kiến vì quyền của người di cư và tổ chức Sáng kiến nói không (Ne) với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã tổ chức tuần hành ủng hộ những người nước ngoài trồng rừng. Như vậy khoảng 50 người được nêu danh, những người mà vào năm ngoái bị bóc lột làm công việc ở trong rừng. Cảnh sát đã điều tra vụ này hơn một năm nay. Các tổ chức phi chính phủ mà đang phê phán các cơ quan chức năng Séc chậm trễ trong việc loại trừ những việc làm bóc lột kiểu nô lệ, bằng việc tuần hành muốn lưu ý tới vụ của những công nhân tới từ Việt nam và tới từ các nước khác, những người làm việc trong các cánh rừng nước Séc và không nhận được lương như đã hứa. Cuộc tuần hành mang tên Tuần vì những người trồng rừng.
 

Praha: Công nhân Việt Nam biểu tình chống bóc lột Praha: Công nhân Việt Nam biểu tình chống bóc lột

Tại Praha ngày 27.3.2011 đã diễn ra cuộc diễu hành Biểu tình chống lại bóc lột với mục đích đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho 50 công nhân bị lừa gạt, trong đó có cả người Việt Nam. Tại sao công ty thuê họ trồng rừng không trả lương như đã hứa, cảnh sát đã điều tra việc này cả năm nay.

Năm 2009, 50 công nhân Việt Nam, Rumany và Slovakia đã làm việc trong các khu rừng Séc với hợp đồng nhà nước. Họ bị thu hút bởi lương tháng 15 000 korun kèm nơi ở và thức ăn miễn phí. Nhưng tất cả chỉ là lời hứa.
“Tuần đầu họ trả tôi 4000 korun, sau đó chỉ 500 korun mỗi tuần nhưng lại đòi lấy 80 korun hàng ngày cho thức ăn. 

5/3/11

ZSP lên án việc khai thác lao động nước ngoài!


Dừng khai thác lâm nghiệp Séc! Ngăn chặn việc gia công phần mềm! Chúng tôi yêu cầu các lâm Séc chịu trách nhiệm!

Công nhân! Tổ chức chống lại khai thác!

2/3/11

'Thức ăn ư? Chúng ta hãy xoay xở nó trong rừng,' một người Việt làm thân trâu ngựa ở Séc nói



Hàng ngày quỳ gối 10 tiếng đồng hồ và trồng cây. Tiền lương được hứa không có. „Họ đã lừa chúng tôi. Tuy nhiên tôi cần công việc chỉ vì đã nợ cả chục ngàn cho chuyến đi tới Séc,“ một nô lệ người Việt thời mới tên là Long nói.
Tại Séc, số vụ bóc lột nô lệ thời mới đang tăng. Việc bóc lột kiểu nô lệ đã không quá bị pháp luật trừng trị.
Báo LN: Bạn hãy mô tả từ đầu cuộc phiêu lưu của bạn. Bạn nhận được công việc ở hãng Affumicata như thế nào?

Người nước ngoài tại Séc làm nô lệ trong xí nghiệp nhà nước


Người nước ngoài tại Séc làm nô lệ trong xí nghiệp nhà nước

Theo khẳng định của nữ phóng viên Markéta Chaloupová trong bài viết mở đầu trên trang nhất của tờ Lidové noviny số ra ngày 28.2.2011, thì nhà nước Séc đang đứng trước một cú ê mặt kinh khủng.


Trong những ngày qua, Lidové noviny là nhật báo duy nhất tại CH Séc liên tiếp đi sâu vào sự việc vừa bị phanh phui, khi 51 người nước ngoài cho rằng đã bị lừa lọc quịt công lao động cho những tháng ngày quần quật trong rừng để trồng cây với điều kiện lao động vô nhân tính. Điều đáng nói ở đây, là họ đã bán sức lao động của mình trong những cánh rừng thuộc quyền quản lí của công ty nhà nước Lesy ČR và công viên quốc gia Krkonoš (KRNAP).

1/3/11

Lời kể của một nô lệ Việt Nam tại Séc

Mười giờ mỗi ngày cặm cụi quì gối trong rừng để gieo mầm cây. Nhưng mặc dù vậy, đồng tiền lương hứa hẹn cũng không được nhìn thấy. “Tôi đã bị chúng lừa. Nhưng tôi cần việc làm, chỉ để đến được Séc tôi đã nợ nần hàng chục nghìn rồi,“ người đàn ông Việt tên Long, thứ nô lệ thời đại mới kể với phóng viên báo Lidové noviny.
 
Pháp luật Séc không mấy thành công trong việc trừng phạt hành động bóc lột. Trường hợp những vụ nô lệ thời mới bị phát giác ngày càng tăng. Phóng viên Lidové noviny Markéta Chaloupová phỏng vấn một người trong số đó- anh Long.

 
LN: Anh hãy kể về hoàn cảnh của mình. Anh đã đến làm việc với công ty Affumicata như thế nào?

 
Tại chợ Sapa có tổ chức tuyển mộ người. Một người Việt Nam từng làm việc cho công ty ấy tuyển tôi.

28/2/11

Cảnh giác trước những thủ đoạn lừa đảo của các công ty trồng rừng ở Séc

Ngày 24.2.2011, Phong trào vì quyền lợi lao công nhập cư (IPPMM) cảnh báo với hãng thông tấn TASR, rằng nhiều công ty Séc hoạt động trong lĩnh vực trồng rừng bị nghi ngờ vẫn tái diễn những thủ đoạn gian lận với công nhân của mình, tiếp tục tuyển mộ nhân lực từ Slovakia.

Công ty Affumicata và Wood Servis Praha trong những năm 2009-2010 đã lấy mức lương từ 400 đến 700 euro ra để dụ dỗ công nhân nước ngoài, nhất là từ Rumania và Slovakia song cũng có cả người Việt Nam. Công việc của họ là trồng cây và các việc khác trong rừng. Nhưng đồng lương hứa hẹn chỉ nhận được cầm chừng hay hoàn toàn không được trả.

26/2/11

Cảnh sát Séc điều tra công ty rừng Affumicata lừa đảo người Việt

Như Vietinfo.eu đã đưa tin, Phong trào vì quyền lợi người lao động nhập cư (IPPMM) hôm 24.2.2011 đã gửi thông cáo báo chí cho hãng thông tấn Slovakia TASR, lưu ý công dân Slovakia về khả năng có thể tiếp tục bị lừa đảo bởi hai công ty trồng rừng Affumicata và Wood Servis Praha.

Nhật báo Lidové noviny trong bài viết mang nhan đề “Không công và hầu như cả không ăn. Người ngoại quốc bị bóc lột ở Séc như thế đấy“, ra ngày 26.2.2011 cho hay, là cảnh sát đã bắt tay vào điều tra trường hợp 51 công nhân Việt Nam, Rumani và Slovakia làm việc tại Séc cho công ty Affumicata. Nhiều công nhân tố cáo, rằng nhiều tháng trời lao động vất vả trong rừng của họ vẫn chưa được trả công đầy đủ. Rằng họ phải làm việc tới 12 giờ mỗi ngày, sáu người ở chung trong một gian phòng rộng 30 mét vuông. Đại diện Affumicata phủ nhận hoàn toàn những tố cáo này.

Theo luật sư Matouš Jíra đại diện pháp lí cho những người công nhân, thì hãng thuê người đã phạm tội lừa đảo, buôn người và tham gia các hoạt động tội phạm có tổ chức. “Tạm thời mới đang điều tra. Chắc là sẽ lâu. Có đông người bị hại và nhiều người trong số họ đã không còn ở Séc. Chúng tôi tính đến khả năng đề nghị hỗ trợ pháp lí quốc tế,“ bà Šárka Pokorná từ viện Công tố Praha 1 nói với phóng viên Lidové noviny.

Trong số những người bị hại có anh Marek Ponoc người Slovakia, làm việc từ năm 2009. “Tôi chỉ nhận được tiền lương cho hai tháng làm việc, ba tháng còn lại thì không. Tôi sẵn sàng quay lại làm chứng bất kỳ lúc nào,“ Ponoc khẳng định với phóng viên.

Theo anh công nhân Việt Nam tên Long, thì Affumicata hứa mức lương tháng 500 Mỹ kim. Rằng với sự giám sát chặt chẽ, công nhân phải làm việc trồng cây tới mười tiếng đồng hồ mỗi ngày, chỉ được nghỉ nửa giờ để ăn trưa. Cả Long cũng không nhận được đầy đủ tiền lương của mình.

Tiền lương được trả theo năng suất và nhiều khi kinh khủng đến mức, không kiếm nổi tiền để trang trải chi phí nhà trọ, David Mrkos, người từng công tác trong công ty Affumicata trong những năm 2009, 2010 cho biết và nói thêm, là những người làm việc tốt dĩ nhiên là đã được trả công.

 Đây không phải là lần đầu tiên những vụ việc như vậy ở Séc bị phanh phui. Hồi tháng 11 năm ngoái, gần 200 công nhân Rumani từ Plzeň đã được chính quyền bố trí cho hồi hương, và rằng những người này cũng bị chủ bóc lột.

 Rằng đây là vấn đề cấp bách, cũng đã được nói đến trong báo cáo về tình hình an ninh nội bộ của bộ Nội vụ. Trong đó viết, rằng khủng hoảng kinh tế đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng nhân lực rẻ mạt, và hậu quả của nó là “tăng bất thường những vụ việc buôn người“.


Nguyen Nguyen

25/2/11

Thương gia giữa những cây rừng (phần 2)

Trong cộng đồng người Việt trong năm 2009 và 2010 bàn tán vụ này như một vụ "Lừa Thế kỷ". Ông Sơn "Trắng", ông Ngãi, ông Tạo là nạn nhân hay là người "đồng loã trong ván bài này" thì chỉ có người trong cuộc mới rõ. Dù sao thì thiệt hại quá lớn cho người Việt tại đây và nhiều gia đình khác ở Việt Nam. Điều thú vị là trong vụ "án" này cơ quan đại diện của Việt Nam tại Séc hình như quá "bị động và im lặng" ....
Công ty lớn sẽ thắng những gói thầu lớn. Chỉ nỗi nó không có đủ nhân lực của chính mình. Thế là thông qua các công ty khác họ thuê nhân công cho các công việc trong rừng.  Họ thường là những  người  ngoại quốc, hàng trăm người trồng cây, cắt cành, đốn hạ cây. Họ đến Séc để kiếm tiền và sau đó trở về nhà. Thế nhưng đã hai năm nay xuất hiện những công nhân không nhận được tiền lương, họ bị đe dọa bằng bạo lực và bị đói khát....

22/2/11

Những thương gia giữa những cây rừng (phần 1)

Công ty lớn sẽ thắng những gói thầu lớn. Chỉ nỗi nó không có đủ nhân lực của chính mình. Thế là thông qua các công ty khác họ thuê nhân công cho các công việc trong rừng. Họ thường là những người ngoại quốc, hàng trăm người trồng cây, cắt cành, đốn hạ cây. Họ đến Séc để kiếm tiền và sau đó trở về nhà. Thế nhưng đã hai năm nay xuất hiện những công nhân không nhận được tiền lương, họ bị đe dọa bằng bạo lực và bị đói khát.

Sự việc bắt đầu bằng tin rao vặt từ đầu năm 2009. Ông Vladimír người Slovakia tìm được trên báo rao vặt Avízo. Tuy không được tốt lắm nhưng nó hứa hẹn một công việc ở Séc được trả tiền khơ khớ. Vladimíra vừa bị sa thải khỏi nhà máy sản xuất ô tô Škoda Mladá Boleslav và chỗ làm trống không ở đâu có cả. Dường như chả cần phải nghĩ nhiều, ông ta liền gọi đến số điện thoại trên quảng cáo này. Người đầu giây bên kia tự giới thiệu là giám đốc công ty Jindřich Martinák. Ông ta giải thích rằng đây là công việc ở trong rừng, có chỗ ăn ở, tiền đi đường được thanh toán và lương hàng tháng vào khoảng mười lăm ngàn. Nghe có vẻ được. Ông Vladimír bốn chục tuổi đầu không ngần ngại lâu và đã đến văn phòng công ty tại Praha vào một ngày tháng bảy. Mọi điều đều êm đẹp. Ông ta ký hợp đồng và hai ngày sau ông ấy đã cùng với những người Slovakia khác tham gia cắt cành ở Rataje nad Sázavou. Thế nhưng không bao lâu ông ấy nhận ra rằng hiện thực thật khác xa với những lời hứa.